Chức năng
Tham mưu cho Hiệu trưởng trong thực hiện quản lý, tổ chức đào tạo và các hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn của Nhà trường; quản lý và tổ chức công tác khảo thí của Trường.
Nhiệm vụ
a) Công tác quản lý đào tạo
– Xây dựng kế hoạch học tập, chương trình đào tạo, mở ngành mới, hình thức đào tạo mới:
+ Phối hợp với các khoa thực hiện xây dựng, rà soát và cập nhật chương trình đào tạo, đề cương chi tiết các học phần.
+ Quản lý công tác biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; rà soát, kiểm tra chương trình, tài liệu, giáo trình,… của các khoa.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo theo năm học, khóa học; xây dựng thời khóa biểu theo học kỳ cho các ngành đào tạo.
+ Phối hợp với các khoa xây dựng đề án mở ngành đào tạo, bổ sung hình thức đào tạo mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Nhà trường và xã hội.
+ Phối hợp với các khoa tổ chức đề xuất giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học.
– Tổ chức, quản lý hoạt động giảng dạy, học tập:
+ Chủ trì xây dựng, điều chỉnh quy chế học vụ và các văn bản khác liên quan đến công tác đào tạo của Trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế về giảng dạy, học tập,… theo quy định hiện hành.
+ Điều phối kế hoạch đào tạo hàng năm; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập đã ban hành và điều chỉnh kịp thời khi có tình huống phát sinh đảm bảo khoa học, đúng tiến độ.
+ Quản lý, kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên trên giảng đường, thực hành, thực tập trong phòng thí nghiệm và tại các cơ sở thực hành; quản lý công tác mời giảng của Trường.
+ Theo dõi khối lượng giảng dạy, thống kê giờ giảng dạy cho cán bộ, giảng viên và cán bộ mời giảng theo quy định; phối hợp với các đơn vị có liên quan để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, quản lý định mức giảng dạy của giảng viên và các chế độ về công tác giảng dạy, chất lượng học tập của sinh viên và mức độ hài lòng của đơn vị sử dụng lao động đối với nguồn nhân lực do Trường đào tạo.
+ Quản lý về hoạt động của phần mềm quản lý đào tạo; đề xuất cập nhật và nâng cấp phần mềm khi cần thiết.
+ Đầu mối phối hợp với các đơn vị thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo, hỗ trợ giữa Trường với các doanh nghiệp, địa phương và các trường đại học, cao đẳng khác.
+ Hướng dẫn thực hiện và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giáo vụ, cố vấn học tập và chịu trách nhiệm trong công tác tư vấn, giải đáp ý kiến của sinh viên liên quan đến tổ chức đào tạo.
+ Chủ trì trong công tác quản lý kết quả học tập, công nhận kết quả học tập, tổ chức rà soát các điều kiện trình Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp cho sinh viên; tổ chức xét học tiếp, ngừng học, cho thôi học, bảo lưu kết quả tuyển sinh, xét chuyển khóa, chuyển hệ, chuyển trường, xuất cảnh và bảo lưu kết quả học tập đối với sinh viên.
+ Quản lý kết quả học tập của sinh viên; tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, văn bản có liên quan đến công tác đào tạo, cấp mã số sinh viên, cấp bảng điểm, giấy chứng nhận về học tập cho sinh viên.
+ Quản lý và lưu trữ các văn bản liên quan đến công tác quản lý đào tạo.
+ Nghiên cứu và đề xuất việc phát triển cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong Trường.
+ Tư vấn cho Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường về công tác đào tạo của Trường.
b) Công tác khảo thí
– Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy về công tác khảo thí.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn liên quan đến việc tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.
– Giám sát quy trình và thực hiện các hoạt động về khảo thí trong Nhà trường.
– Tổ chức các kỳ thi theo quy chế và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Nhà trường.
– Chủ trì xây dựng và quản lý sử dụng phần mềm khảo thí; đề xuất cải tiến, nâng cấp phần mềm khi cần thiết.
– Thẩm định tính chính xác của công tác chấm thi, tổ chức thẩm định ngẫu nhiên kết quả chấm thi các học phần trên cơ sở phân tích, so sánh kết quả từng học phần và qua sự phản ánh của sinh viên.
c) Công tác khác
– Phối hợp thực hiện công tác đảm bảo chất lượng theo quy định.
– Thực hiện công tác công khai đảm bảo chất lượng theo quy định.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Từ năm học 2012 – 2013, Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm Y Dược được đưa vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng trên 6,800m2, được quy hoạch và phối cảnh hài hòa với kiến trúc tổng quan trong khuôn viên Trường Đại học Võ Trường Toản, bao gồm các phân khu chức năng chuyên biệt, các phòng thực hành, thí nghiệm và thực hành chuyên sâu được bố trí khoa học và hợp lý theo tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho các giảng viên, sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe học tập và nghiên cứu.
Sinh viên đang học tại các phòng Lab do các Giảng viên Khoa Dược hướng dẫn
Trường Đại học Võ Trường Toản cũng là đơn vị thứ 3 tại khu vực phía Nam (sau Trường Đại học Y Dược TP.HCM và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ) được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Dược học trình độ đại học hệ chính quy kể từ năm học 2011 – 2012.
Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản khi đi vào hoạt động, kèm theo là nơi thực hành lâm sàng cho các sinh viên tại Khoa Dược bệnh viện và các chuyên khoa lâm sàng điều trị – vốn là đối tượng sinh viên ít được tiếp cận với hoạt động thực tế của Bệnh viện. Chính vì vậy, đây là bước đột phá mạnh mẽ trong đào tạo nhằm đẩy mạnh chất lượng đầu ra của sinh viên ngành Dược.
Song hành cùng quá trình đào tạo, Khoa Dược Trường Đại học Võ Trường Toản nhận được nhiều quan tâm, đóng góp tích cực từ các lãnh đạo, đoàn chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp “lão làng” trong ngành để ngày một nâng cao chất lượng của các sinh viên ngành Dược.
GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế (người ngồi vị trí thứ ba bên trái) cùng đoàn công tác trong buổi làm việc tại Trường Đại học Võ Trường Toản
Chuyến thăm của Giáo sư Jean-Paul, Gabriel, THENOT (Pháp) trên cơ sở chương trình hợp tác đào tạo kết hợp nghiên cứu Dược lâm sàng
TS.DS. Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang trao giấy khen và học bổng cho sinh viên đạt thành tích “Vượt khó học tốt” năm học 2013 – 2014
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Ngành Dược là ngành nghề có thu nhập cao và có khả năng thăng tiến trong xã hội. Bởi thế nên có câu “Nhất Y nhì Dược”, nếu biết cách tích luỹ kiến thức, người theo đuổi ngành Dược sẽ không phải băn khoăn về cơ hội tìm việc làm. Thuốc gắn chặt với đời sống, vì thế, là Dược sĩ, bạn có thể phát triển sự nghiệp ở khắp mọi nơi. Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản sau khi tốt nghiệp ngành Dược học có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau trong các công ty, viện nghiên cứu, bệnh viện, xí nghiệp dược phẩm, các trung tâm, tổ chức chăm sóc sức khỏe,… Với những kiến thức đã được học tại trường, sinh viên có thể chọn những vị trí công việc phù hợp với điểm mạnh và sở thích của bản thân như:
– Các bộ phận sản xuất trong các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
– Các bộ phận đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng tại các trung tâm, viện hoặc cơ sở sản xuất;
– Các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà thuốc, trung tâm thử nghiệm lâm sàng;
– Vị trí kinh doanh trong các doanh nghiệp dược;
– Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường để điều trị một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.
– Tư vấn cho bác sĩ chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
– Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
– Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và nghiên cứu một số dạng thuốc mới, chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
– Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm, tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.
– Tham gia thành lập và điều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực Dược.
– Danh sách các đơn vị tuyển dụng Sinh viên Trường đại học Võ Trường Toản tốt nghiệp ngành Dược học: File đính kèm
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH
Mức lương hiện nay của Dược sĩ sau khi tốt nghiệp sẽ tùy thuộc vào bậc hạng dược sĩ và một số yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực,… Mức lương mang tính chất tham khảo chẳng hạn:
– Dược sĩ mới ra trường: 05 – 08 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ có kinh nghiệm từ 18 tháng trở lên: 9 – 12 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ đã có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên: 15 – 20 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 30 triệu/tháng.
Những tố chất phù hợp
với ngành Dược học
Theo đuổi ngành Dược học, bạn cần có hoặc phù hợp với các tố chất:
1. Bạn có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học.
2. Bạn có tính trung thực, nhân hậu và ý thức được đạo đức trong ngành y tế.
3. Bạn cẩn thận, chính xác, chi tiết, cầu toàn và kiên nhẫn trong công việc.
4. Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt và thích nghi nhanh chóng với các thay đổi và áp lực công việc.
5. Bạn có tác phong nhanh gọn, chuẩn mực, thực hiện các công việc đến khi hoàn thành.
6. Bạn sẵn sàng học tập trong 05 năm và liên tục học tập suốt đời để cập nhật thêm các kiến thức mới.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
Trường Đại học Võ Trường Toản xét tuyển ngành Dược học theo 5 phương thức:
– Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT Quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT quốc gia) thuộc cùng một tổ hợp, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có).
– Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
– Phương thức 3 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT/điểm học bạ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, 3 môn xét tuyển thí sinh được đăng ký chọn một (hoặc hai) môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với hai (hoặc một) môn còn lại sử dụng kết quả học tập cấp THPT (điểm học bạ)** để xét tuyển.
– Phương thức 4 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, thí sinh được đăng ký chọn hai môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển.
– Phương thức 5 (xét tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh): Thực hiện theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý:
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản phải đạt các tiêu chí đủ điều kiện chuẩn đầu ra gồm:
KIẾN THỨC
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết sâu, rộng và kiến thức thực tế vững chắc về các chuyên ngành cung ứng thuốc, bào chế sản xuất thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý;
– Áp dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, hệ thống pháp luật và pháp luật khác liên quan đến chuyên ngành;
– Áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, y dược học cơ sở và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải thích các nội dung liên quan chuyên ngành Dược;
– Áp dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân và các quy trình làm việc liên quan đến các hoạt động chuyên môn Dược.
KỸ NĂNG
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
– Sử dụng được tối thiểu 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn, yêu cầu thỏa 01 trong các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Nhà trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Anh văn do Nhà trường tổ chức trong chương trình đào tạo.
NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ TỰ CHỦ
VÀ TRÁCH NHIỆM
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.