Chức năng
– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tuyển sinh và truyền thông của toàn hệ thống VTTU.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác sinh viên; quản lý chất lượng dịch vụ liên quan đến hoạt động học tập, sinh hoạt của người học tại Trường.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ của Trường.
– Tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý, xây dựng và thẩm định đề thi.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác Quản lý Khu Đô thị VTTU.
Nhiệm vụ
a) Công tác tuyển sinh
– Tư vấn, marketing các vấn đề liên quan đến hoạt động tuyển sinh của toàn hệ thống VTTU.
– Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng đề án tuyển sinh hàng năm của toàn hệ thống VTTU.
– Chủ trì xây dựng và điều phối kế hoạch tuyển sinh cho các cấp thuộc hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục đại học và sau đại học của toàn VTTU theo quy định của pháp luật hiện hành và của Nhà trường.
– Chủ trì xây dựng và điều phối kế hoạch tuyển sinh cho các khóa đào tạo ngắn hạn (đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế, bồi dưỡng kỹ năng ngoại ngữ, tin học,…) của hệ thống VTTU.
– Nghiên cứu các chính sách, quy định về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định có liên quan để áp dụng vào chính sách tuyển sinh của VTTU.
– Thực hiện các nhiệm vụ tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Nhà trường; báo cáo công tác tuyển sinh hàng năm theo quy định.
– Quản lý về hoạt động của phần mềm tuyển sinh; đề xuất cập nhật và nâng cấp phần mềm khi cần thiết.
– Phối hợp với các đơn vị thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tuyển sinh.
b) Công tác truyền thông
– Thu thập, biên tập và cập nhật thông tin cho trang thông tin điện tử của Trường; thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa phim giới thiệu Trường và các đơn vị trực thuộc; tổ chức ghi hình, chụp ảnh các hoạt động của Trường, thiết kế các ấn phẩm để lưu trữ và làm tư liệu cho hoạt động truyền thông của Trường.
– Tổ chức truyền thông các hoạt động của Trường trên trang thông tin điện tử của Trường và các phương tiện truyền thông khác nhằm tuyên truyền và quảng bá thương hiệu Trường Đại học Võ Trường Toản.
– Quan hệ báo chí và truyền thông; theo dõi, tập hợp các thông tin báo, đài và các loại hình truyền thông khác có liên quan đến Nhà trường để kịp thời báo cáo đến Ban Giám hiệu, đề xuất biện pháp xử lý các thông tin nói trên.
– Chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức tuyên truyền, quảng cáo của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trường thực hiện trong khuôn viên và xung quanh Trường thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà trường.
c) Công tác sinh viên
– Công tác tổ chức, hành chính:
+ Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, sắp xếp sinh viên vào các lớp; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời, cấp phát thẻ sinh viên, thẻ thư viện; quản lý, tổ chức các giấy tờ có liên quan đối với sinh viên.
+ Thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến sinh viên; giải quyết các thủ tục hành chính đối với sinh viên theo quy định trong quá trình học tập.
– Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá sinh viên:
+ Theo dõi, đánh giá ý thức học tập; tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp loại sinh viên cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học theo quy định hiện hành.
+ Đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân sinh viên theo quy định.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định đối với sinh viên.
+ Theo dõi, tham mưu và tổng hợp việc thi đua, khen thưởng và xử lý kỷ luật sinh viên theoquy định.
– Tư vấn học tập: Tư vấn, hỗ trợ sinh viên xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp với mục tiêu và năng lực cá nhân; cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên tiếp cận các nguồn lực (về học thuật, tài chính, kỹ thuật,…) trong quá trình học tập.
d) Tổ chức hoạt động trong sinh viên
– Giáo dục tư tưởng chính trị:
+ Giáo dục, tuyên truyền để sinh viên nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hình thành bản lĩnh chính trị, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cảnh giác và biết phê phán những hành động, luận điểm xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước.
+ Phát huy vai trò của tổ chức, câu lạc bộ có liên quan của Nhà trường trong các hoạt động học tập, rèn luyện đối với sinh viên; tạo môi trường thuận lợi để sinh viên rèn luyện phấn đấu, gia nhập tổ chức đoàn thể và Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Giáo dục đạo đức, lối sống:
+ Giáo dục, tuyên truyền cho sinh viên giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và quy tắc, đạo đức nghề nghiệp; biết phê phán những tư tưởng, nhận thức lệch lạc, hành vi, ứng xử không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
+ Định hướng, giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; giáo dục ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với tập thể, cộng đồng và đối với nghề nghiệp trong tương lai.
– Phổ biến giáo dục pháp luật:
+ Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Nội dung giáo dục pháp luật đối với sinh viên tập trung vào các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện; pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng:
+ Giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng khác có liên quan đến quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, chủ động phòng, tránh những tai nạn thương tích, bảo đảm an toàn về tinh thần, thể chất, danh dự cá nhân.
+ Phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong sinh viên; tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động giáo dục; tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện và các hoạt động khuyến khích học tập khác.
– Giáo dục thẩm mỹ:
+ Giáo dục kiến thức về thẩm mỹ để sinh viên biết trân trọng, gìn giữ, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.
+ Hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo nghệ thuật và khả năng gìn giữ, chuyển tải cái đẹp vào đời sống học tập, lao động của bản thân và cộng đồng.
+ Biết phát huy, truyền cảm hứng về giá trị cái đẹp của đời sống đến người khác; đồng thời có thái độ phê phán cái xấu trong hành vi ứng xử, trong giao tiếp.
– Giáo dục thể chất và y tế trường học:
+ Giáo dục, tuyên truyền để sinh viên nhận thức đúng vai trò, tác dụng của hoạt động thể dục, thể thao đối với sức khỏe; hướng dẫn sinh viên về nội dung, phương pháp tập luyện thể dục, thể thao và hình thành cho sinh viên thói quen thường xuyên tự luyện tập thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất; tổ chức các hoạt động tập luyện, thi đấu các môn thể thao ngoài giờ lên lớp cho sinh viên.
+ Nâng cao nhận thức cho sinh viên về chế độ sinh hoạt, học tập điều độ, ăn uống bảo đảm dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không sử dụng trái phép chất kích thích, chất gây nghiện; trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh, tai nạn thương tích và các kiến thức, kỹ năng khác; tổ chức và triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe
trong Nhà trường theo quy định.
e) Công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú
– Công tác sinh viên nội trú, ngoại trú:
+ Tổ chức tư vấn, tiếp nhận sinh viên vào khu nội trú và khu giáo dục quốc phòng và an ninh của Trường.
+ Thực hiện các quy định về công tác sinh viên nội trú, ngoại trú theo quy định.
+ Tham mưu ban hành quy định công tác sinh viên nội trú, ngoại trú.
– Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học:
+ Tham mưu ban hành nội quy, quy định, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương và lực lượng công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong sinh viên và phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của Nhà trường.
+ Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến chính trị, tư tưởng và những hành vi, biểu hiện khác thường của sinh viên để có biện pháp xử lý, quản lý, giáo dục kịp thời; phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự, các hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp để phát hiện xử lý, giải quyết kịp thời các vụ việc về an ninh, trật tự trường học, các vụ việc liên quan đến sinh viên vi phạm pháp luật theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
– Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên:
+ Tuyên truyền, hướng dẫn các chế độ, chính sách của sinh viên.
+ Theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến sinh viên theo quy định.
f) Dịch vụ hỗ trợ sinh viên
– Công tác hướng nghiệp, khởi nghiệp và tư vấn việc làm: Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp của công tác tư vấn hướng nghiệp; hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, hướng nghiệp và việc làm theo quy định hiện hành.
– Tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe:
+ Tư vấn, hỗ trợ sinh viên khi gặp phải các vấn đề về tâm lý – xã hội; phối hợp tổ chức các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ, can thiệp cần thiết khi sinh viên gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.
+ Phổ biến, tổ chức cho sinh viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
+ Tổ chức khám sức khỏe đầu vào và định kỳ cho sinh viên; sơ, cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho sinh viên.
– Hỗ trợ tài chính:
+ Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm xây dựng, quản lý các quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn sinh viên tham gia tín dụng đào tạo theo quy định.
+ Tổ chức lựa chọn, trao học bổng tài trợ cho sinh viên xuất sắc, vượt khó, có hoàn cảnh khó khăn.
– Hỗ trợ đặc biệt: Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên khuyết tật, diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
g) Công tác quản lý chất lượng dịch vụ dành cho người học
– Thực hiện công tác chủ nhiệm các lớp đại học chính khóa của VTTU.
– Là kênh tiếp nhận ý kiến đánh giá và chủ trì xử lý các thông tin phản ánh, khiếu nại của người học (nếu có) về dịch vụ học tập, dịch vụ nội trú hoặc các nội dung khác theo phân công của Hiệu trưởng.
– Thực hiện kiểm tra, giám sát việc cung cấp các dịch vụ học tập, dịch vụ nội trú hoặc các dịch vụ khác được thực hiện bởi các đơn vị chuyên trách trực thuộc Trường.
h) Công tác quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ
– Thực hiện in, quản lý và cấp phát văn bằng và các loại chứng chỉ theo quy định hiện hành.
– Quản lý và lưu trữ hồ sơ cấp phát văn bằng, chứng chỉ, hồ sơ tốt nghiệp.
i) Công tác quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ
– Chịu trách nhiệm khai thác ngân hàng câu hỏi thi học phần.
– Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, tổ chức thẩm định và tổ hợp đề thi phục vụ công tác khảo thí.
– Tư vấn, quản lý, cung cấp và đánh giá toàn bộ đề thi học phần cho các chương trình đào tạo, các trình độ đào tạo tại Trường.
j) Công tác quản lý khu đô thị VTTU và theo dõi chỉ số điện, nước
– Quản lý cư dân lưu trú tại Khu Đô thị VTTU.
– Theo dõi chỉ số điện, nước các khu trong Trường.
k)Công tác khác
– Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ tiêu nội trú; tham gia đề xuất, yêu cầu về tiêu chuẩn cần đạt của các dịch vụ cung cấp cho người học.
– Phối hợp thực hiện công tác đảm bảo chất lượng theo quy định.
– Thực hiện công tác công khai đảm bảo chất lượng theo quy định.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Từ năm học 2012 – 2013, Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm Y Dược được đưa vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng trên 6,800m2, được quy hoạch và phối cảnh hài hòa với kiến trúc tổng quan trong khuôn viên Trường Đại học Võ Trường Toản, bao gồm các phân khu chức năng chuyên biệt, các phòng thực hành, thí nghiệm và thực hành chuyên sâu được bố trí khoa học và hợp lý theo tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho các giảng viên, sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe học tập và nghiên cứu.
Sinh viên đang học tại các phòng Lab do các Giảng viên Khoa Dược hướng dẫn
Trường Đại học Võ Trường Toản cũng là đơn vị thứ 3 tại khu vực phía Nam (sau Trường Đại học Y Dược TP.HCM và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ) được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Dược học trình độ đại học hệ chính quy kể từ năm học 2011 – 2012.
Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản khi đi vào hoạt động, kèm theo là nơi thực hành lâm sàng cho các sinh viên tại Khoa Dược bệnh viện và các chuyên khoa lâm sàng điều trị – vốn là đối tượng sinh viên ít được tiếp cận với hoạt động thực tế của Bệnh viện. Chính vì vậy, đây là bước đột phá mạnh mẽ trong đào tạo nhằm đẩy mạnh chất lượng đầu ra của sinh viên ngành Dược.
Song hành cùng quá trình đào tạo, Khoa Dược Trường Đại học Võ Trường Toản nhận được nhiều quan tâm, đóng góp tích cực từ các lãnh đạo, đoàn chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp “lão làng” trong ngành để ngày một nâng cao chất lượng của các sinh viên ngành Dược.
GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế (người ngồi vị trí thứ ba bên trái) cùng đoàn công tác trong buổi làm việc tại Trường Đại học Võ Trường Toản
Chuyến thăm của Giáo sư Jean-Paul, Gabriel, THENOT (Pháp) trên cơ sở chương trình hợp tác đào tạo kết hợp nghiên cứu Dược lâm sàng
TS.DS. Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang trao giấy khen và học bổng cho sinh viên đạt thành tích “Vượt khó học tốt” năm học 2013 – 2014
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Ngành Dược là ngành nghề có thu nhập cao và có khả năng thăng tiến trong xã hội. Bởi thế nên có câu “Nhất Y nhì Dược”, nếu biết cách tích luỹ kiến thức, người theo đuổi ngành Dược sẽ không phải băn khoăn về cơ hội tìm việc làm. Thuốc gắn chặt với đời sống, vì thế, là Dược sĩ, bạn có thể phát triển sự nghiệp ở khắp mọi nơi. Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản sau khi tốt nghiệp ngành Dược học có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau trong các công ty, viện nghiên cứu, bệnh viện, xí nghiệp dược phẩm, các trung tâm, tổ chức chăm sóc sức khỏe,… Với những kiến thức đã được học tại trường, sinh viên có thể chọn những vị trí công việc phù hợp với điểm mạnh và sở thích của bản thân như:
– Các bộ phận sản xuất trong các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
– Các bộ phận đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng tại các trung tâm, viện hoặc cơ sở sản xuất;
– Các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà thuốc, trung tâm thử nghiệm lâm sàng;
– Vị trí kinh doanh trong các doanh nghiệp dược;
– Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường để điều trị một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.
– Tư vấn cho bác sĩ chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
– Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
– Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và nghiên cứu một số dạng thuốc mới, chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
– Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm, tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.
– Tham gia thành lập và điều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực Dược.
– Danh sách các đơn vị tuyển dụng Sinh viên Trường đại học Võ Trường Toản tốt nghiệp ngành Dược học: File đính kèm
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH
Mức lương hiện nay của Dược sĩ sau khi tốt nghiệp sẽ tùy thuộc vào bậc hạng dược sĩ và một số yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực,… Mức lương mang tính chất tham khảo chẳng hạn:
– Dược sĩ mới ra trường: 05 – 08 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ có kinh nghiệm từ 18 tháng trở lên: 9 – 12 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ đã có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên: 15 – 20 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 30 triệu/tháng.
Những tố chất phù hợp
với ngành Dược học
Theo đuổi ngành Dược học, bạn cần có hoặc phù hợp với các tố chất:
1. Bạn có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học.
2. Bạn có tính trung thực, nhân hậu và ý thức được đạo đức trong ngành y tế.
3. Bạn cẩn thận, chính xác, chi tiết, cầu toàn và kiên nhẫn trong công việc.
4. Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt và thích nghi nhanh chóng với các thay đổi và áp lực công việc.
5. Bạn có tác phong nhanh gọn, chuẩn mực, thực hiện các công việc đến khi hoàn thành.
6. Bạn sẵn sàng học tập trong 05 năm và liên tục học tập suốt đời để cập nhật thêm các kiến thức mới.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
Trường Đại học Võ Trường Toản xét tuyển ngành Dược học theo 5 phương thức:
– Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT Quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT quốc gia) thuộc cùng một tổ hợp, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có).
– Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
– Phương thức 3 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT/điểm học bạ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, 3 môn xét tuyển thí sinh được đăng ký chọn một (hoặc hai) môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với hai (hoặc một) môn còn lại sử dụng kết quả học tập cấp THPT (điểm học bạ)** để xét tuyển.
– Phương thức 4 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, thí sinh được đăng ký chọn hai môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển.
– Phương thức 5 (xét tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh): Thực hiện theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý:
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản phải đạt các tiêu chí đủ điều kiện chuẩn đầu ra gồm:
KIẾN THỨC
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết sâu, rộng và kiến thức thực tế vững chắc về các chuyên ngành cung ứng thuốc, bào chế sản xuất thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý;
– Áp dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, hệ thống pháp luật và pháp luật khác liên quan đến chuyên ngành;
– Áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, y dược học cơ sở và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải thích các nội dung liên quan chuyên ngành Dược;
– Áp dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân và các quy trình làm việc liên quan đến các hoạt động chuyên môn Dược.
KỸ NĂNG
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
– Sử dụng được tối thiểu 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn, yêu cầu thỏa 01 trong các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Nhà trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Anh văn do Nhà trường tổ chức trong chương trình đào tạo.
NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ TỰ CHỦ
VÀ TRÁCH NHIỆM
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.