Chức năng
– Thực hiện việc quản lý, trao đổi, phổ biến các thông tin nội bộ và ngoài Trường phục vụ công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng của Trường.
– Thực hiện xây dựng và quản lý phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ các hoạt động và công tác bảo mật của Trường.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng và hỗ trợ Trung tâm Dịch vụ tổng hợp trong công tác thi công, bảo trì, sửa chữa, mua sắm hệ thống mạng, viễn thông và thiết bị tin học toàn Trường.
Nhiệm vụ
– Thu thập trao đổi, quản lý và phổ biến thông tin trong và ngoài trường theo quy định của pháp luật và của Nhà trường.
– Vận hành, quản lý, bảo trì, xây dựng và phát triển trung tâm dữ liệu, các ứng dụng và dịch vụ trên mạng, hệ thống trang thông tin điện tử, các phương tiện truyền thông khác của Trường và các đơn vị kinh doanh, dịch vụ trực thuộc, hệ thống thư điện tử, hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu, hệ thống dạy và học trực tuyến , hệ thống hội nghị, hội thảo qua mạng, phần mềm thương mại, hệ thống phần mềm kết nối thiết bị.
– Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phần mềm phục vụ nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Trường và thương mại hoá theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Hướng dẫn và phục vụ, hỗ trợ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên sử dụng các phần mềm, khai thác tài nguyên trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Trường.
– Nghiên cứu, tìm giải pháp xử lý trong công tác bảo trì, sửa chữa, mua sắm hệ thống mạng, viễn thông và thiết bị tin học toàn Trường khi vượt qua khả năng của Trung tâm Dịch vụ tổng hợp hoặc theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
– Phối hợp thực hiện công tác đảm bảo chất lượng.
– Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Từ năm học 2012 – 2013, Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm Y Dược được đưa vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng trên 6,800m2, được quy hoạch và phối cảnh hài hòa với kiến trúc tổng quan trong khuôn viên Trường Đại học Võ Trường Toản, bao gồm các phân khu chức năng chuyên biệt, các phòng thực hành, thí nghiệm và thực hành chuyên sâu được bố trí khoa học và hợp lý theo tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho các giảng viên, sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe học tập và nghiên cứu.
Sinh viên đang học tại các phòng Lab do các Giảng viên Khoa Dược hướng dẫn
Trường Đại học Võ Trường Toản cũng là đơn vị thứ 3 tại khu vực phía Nam (sau Trường Đại học Y Dược TP.HCM và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ) được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Dược học trình độ đại học hệ chính quy kể từ năm học 2011 – 2012.
Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản khi đi vào hoạt động, kèm theo là nơi thực hành lâm sàng cho các sinh viên tại Khoa Dược bệnh viện và các chuyên khoa lâm sàng điều trị – vốn là đối tượng sinh viên ít được tiếp cận với hoạt động thực tế của Bệnh viện. Chính vì vậy, đây là bước đột phá mạnh mẽ trong đào tạo nhằm đẩy mạnh chất lượng đầu ra của sinh viên ngành Dược.
Song hành cùng quá trình đào tạo, Khoa Dược Trường Đại học Võ Trường Toản nhận được nhiều quan tâm, đóng góp tích cực từ các lãnh đạo, đoàn chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp “lão làng” trong ngành để ngày một nâng cao chất lượng của các sinh viên ngành Dược.
GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế (người ngồi vị trí thứ ba bên trái) cùng đoàn công tác trong buổi làm việc tại Trường Đại học Võ Trường Toản
Chuyến thăm của Giáo sư Jean-Paul, Gabriel, THENOT (Pháp) trên cơ sở chương trình hợp tác đào tạo kết hợp nghiên cứu Dược lâm sàng
TS.DS. Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang trao giấy khen và học bổng cho sinh viên đạt thành tích “Vượt khó học tốt” năm học 2013 – 2014
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Ngành Dược là ngành nghề có thu nhập cao và có khả năng thăng tiến trong xã hội. Bởi thế nên có câu “Nhất Y nhì Dược”, nếu biết cách tích luỹ kiến thức, người theo đuổi ngành Dược sẽ không phải băn khoăn về cơ hội tìm việc làm. Thuốc gắn chặt với đời sống, vì thế, là Dược sĩ, bạn có thể phát triển sự nghiệp ở khắp mọi nơi. Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản sau khi tốt nghiệp ngành Dược học có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau trong các công ty, viện nghiên cứu, bệnh viện, xí nghiệp dược phẩm, các trung tâm, tổ chức chăm sóc sức khỏe,… Với những kiến thức đã được học tại trường, sinh viên có thể chọn những vị trí công việc phù hợp với điểm mạnh và sở thích của bản thân như:
– Các bộ phận sản xuất trong các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
– Các bộ phận đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng tại các trung tâm, viện hoặc cơ sở sản xuất;
– Các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà thuốc, trung tâm thử nghiệm lâm sàng;
– Vị trí kinh doanh trong các doanh nghiệp dược;
– Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường để điều trị một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.
– Tư vấn cho bác sĩ chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
– Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
– Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và nghiên cứu một số dạng thuốc mới, chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
– Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm, tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.
– Tham gia thành lập và điều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực Dược.
– Danh sách các đơn vị tuyển dụng Sinh viên Trường đại học Võ Trường Toản tốt nghiệp ngành Dược học: File đính kèm
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH
Mức lương hiện nay của Dược sĩ sau khi tốt nghiệp sẽ tùy thuộc vào bậc hạng dược sĩ và một số yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực,… Mức lương mang tính chất tham khảo chẳng hạn:
– Dược sĩ mới ra trường: 05 – 08 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ có kinh nghiệm từ 18 tháng trở lên: 9 – 12 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ đã có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên: 15 – 20 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 30 triệu/tháng.
Những tố chất phù hợp
với ngành Dược học
Theo đuổi ngành Dược học, bạn cần có hoặc phù hợp với các tố chất:
1. Bạn có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học.
2. Bạn có tính trung thực, nhân hậu và ý thức được đạo đức trong ngành y tế.
3. Bạn cẩn thận, chính xác, chi tiết, cầu toàn và kiên nhẫn trong công việc.
4. Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt và thích nghi nhanh chóng với các thay đổi và áp lực công việc.
5. Bạn có tác phong nhanh gọn, chuẩn mực, thực hiện các công việc đến khi hoàn thành.
6. Bạn sẵn sàng học tập trong 05 năm và liên tục học tập suốt đời để cập nhật thêm các kiến thức mới.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
Trường Đại học Võ Trường Toản xét tuyển ngành Dược học theo 5 phương thức:
– Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT Quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT quốc gia) thuộc cùng một tổ hợp, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có).
– Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
– Phương thức 3 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT/điểm học bạ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, 3 môn xét tuyển thí sinh được đăng ký chọn một (hoặc hai) môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với hai (hoặc một) môn còn lại sử dụng kết quả học tập cấp THPT (điểm học bạ)** để xét tuyển.
– Phương thức 4 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, thí sinh được đăng ký chọn hai môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển.
– Phương thức 5 (xét tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh): Thực hiện theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý:
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản phải đạt các tiêu chí đủ điều kiện chuẩn đầu ra gồm:
KIẾN THỨC
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết sâu, rộng và kiến thức thực tế vững chắc về các chuyên ngành cung ứng thuốc, bào chế sản xuất thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý;
– Áp dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, hệ thống pháp luật và pháp luật khác liên quan đến chuyên ngành;
– Áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, y dược học cơ sở và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải thích các nội dung liên quan chuyên ngành Dược;
– Áp dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân và các quy trình làm việc liên quan đến các hoạt động chuyên môn Dược.
KỸ NĂNG
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
– Sử dụng được tối thiểu 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn, yêu cầu thỏa 01 trong các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Nhà trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Anh văn do Nhà trường tổ chức trong chương trình đào tạo.
NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ TỰ CHỦ
VÀ TRÁCH NHIỆM
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.