Chức năng
Tham mưu, giúp việc cho Nhà đầu tư, Hiệu trưởng lập kế hoạch, quản lý tài chính của Nhà trường; thực hiện thanh quyết toán mọi nguồn kinh phí theo chế độ; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động tài chính tại các đơn vị, tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động tài chính của Trường.
Nhiệm vụ
a) Công tác lập kế hoạch ngân sách và quản lý nguồn kinh phí
– Xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý tài chính; tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính, tài sản của Trường theo quy định của Trường và theo pháp luật.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng về quản lý, phân bổ các nguồn kinh phí và xây dựng kế hoạch dự toán thu chi cho hàng năm.
– Phối hợp xây dựng và hướng dẫn tổ chức thực hiện quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ của Trường; chủ trì xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính khác phù hợp với quy định chung của pháp luật và thực tế của Nhà trường.
– Phối hợp với các đơn vị để đề xuất mức thu chi và thực hiện các chính sách thu, chi học phí, học bổng và các khoản thu chi khác phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của Trường.
– Hướng dẫn, kiểm tra giám sát các đơn vị trực thuộc Trường lập dự trù, kế hoạch thu chi; thẩm định các nội dung liên quan đến tài chính của các hợp đồng kinh tế; quản lý và giám sát thu, chi kinh phí hoạt động của các đơn vị kinh doanh, dịch vụ trực thuộc Trường.
– Phối hợp với Phòng Tổ chức Hành chính trực tiếp quản lý kinh phí quỹ tiền lương, chế độ bảo hiểm và các chế độ khác cho cán bộ, giảng viên, nhân viên.
– Tổ chức hệ thống sổ sách, bộ máy kế toán thống nhất, tổ chức công tác kế toán, quản lý, tổng hợp tài chính của các đơn vị trong Trường theo đúng quy định của pháp luật về kế toán.
b) Công tác thanh, quyết toán
– Thực hiện việc thanh quyết toán đối với tất cả hoạt động trong toàn Trường theo đúng quy định hiện hành.
– Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thanh, quyết toán các khoản thu, chi đối với các đơn vị kinh doanh, dịch vụ trực thuộc Trường; tập trung mọi nguồn thu, chi tại các đơn vị về Phòng Kế hoạch – Tài chính quản lý.
– Phối hợp với Ban Quản lý dự án và Quản trị thiết bị và các đơn vị có liên quan theo dõi tài sản của Nhà trường; tiếp nhận các công trình mới, các máy móc, thiết bị để ghi nhận vào tài sản của Nhà trường trước khi đưa vào sử dụng, tổ chức các hội đồng thanh lý những tài sản, máy móc, thiết bị, vật tư đã hư hỏng, không tiếp tục sử dụng.
– Thực hiện chuyển lương hàng tháng cho cán bộ, giảng viên và người lao động, phát học bổng cho sinh viên theo quy định.
– Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài trường đối chiếu công nợ; đôn đốc thu hồi công nợ đối với các đơn vị trong và ngoài Trường; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà trường.
– Thực hiện kê khai, quyết toán và nộp các khoản thuế, tổng hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt quyết toán các khoản thuế với cơ quan thuế.
– Thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định hiện hành.
– Phối hợp theo dõi, kiểm tra các hoạt động mua sắm, sửa chữa, sử dụng thiết bị, vật tư.
– Được Hiệu trưởng ủy quyền ký biên bản đối chiếu công nợ, biên bản hủy hóa đơn.
c) Công tác khác
– Thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy chứng từ, hồ sơ sổ sách kế toán theo đúng quy định hiện hành.
– Tổ chức kiểm kê định kỳ và thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định; phối hợp các đơn vị thực hiện báo cáo liên quan đến tài chính của Trường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Phối hợp thực hiện các công tác đảm bảo chất lượng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Từ năm học 2012 – 2013, Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm Y Dược được đưa vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng trên 6,800m2, được quy hoạch và phối cảnh hài hòa với kiến trúc tổng quan trong khuôn viên Trường Đại học Võ Trường Toản, bao gồm các phân khu chức năng chuyên biệt, các phòng thực hành, thí nghiệm và thực hành chuyên sâu được bố trí khoa học và hợp lý theo tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho các giảng viên, sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe học tập và nghiên cứu.
Sinh viên đang học tại các phòng Lab do các Giảng viên Khoa Dược hướng dẫn
Trường Đại học Võ Trường Toản cũng là đơn vị thứ 3 tại khu vực phía Nam (sau Trường Đại học Y Dược TP.HCM và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ) được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Dược học trình độ đại học hệ chính quy kể từ năm học 2011 – 2012.
Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản khi đi vào hoạt động, kèm theo là nơi thực hành lâm sàng cho các sinh viên tại Khoa Dược bệnh viện và các chuyên khoa lâm sàng điều trị – vốn là đối tượng sinh viên ít được tiếp cận với hoạt động thực tế của Bệnh viện. Chính vì vậy, đây là bước đột phá mạnh mẽ trong đào tạo nhằm đẩy mạnh chất lượng đầu ra của sinh viên ngành Dược.
Song hành cùng quá trình đào tạo, Khoa Dược Trường Đại học Võ Trường Toản nhận được nhiều quan tâm, đóng góp tích cực từ các lãnh đạo, đoàn chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp “lão làng” trong ngành để ngày một nâng cao chất lượng của các sinh viên ngành Dược.
GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế (người ngồi vị trí thứ ba bên trái) cùng đoàn công tác trong buổi làm việc tại Trường Đại học Võ Trường Toản
Chuyến thăm của Giáo sư Jean-Paul, Gabriel, THENOT (Pháp) trên cơ sở chương trình hợp tác đào tạo kết hợp nghiên cứu Dược lâm sàng
TS.DS. Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang trao giấy khen và học bổng cho sinh viên đạt thành tích “Vượt khó học tốt” năm học 2013 – 2014
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Ngành Dược là ngành nghề có thu nhập cao và có khả năng thăng tiến trong xã hội. Bởi thế nên có câu “Nhất Y nhì Dược”, nếu biết cách tích luỹ kiến thức, người theo đuổi ngành Dược sẽ không phải băn khoăn về cơ hội tìm việc làm. Thuốc gắn chặt với đời sống, vì thế, là Dược sĩ, bạn có thể phát triển sự nghiệp ở khắp mọi nơi. Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản sau khi tốt nghiệp ngành Dược học có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau trong các công ty, viện nghiên cứu, bệnh viện, xí nghiệp dược phẩm, các trung tâm, tổ chức chăm sóc sức khỏe,… Với những kiến thức đã được học tại trường, sinh viên có thể chọn những vị trí công việc phù hợp với điểm mạnh và sở thích của bản thân như:
– Các bộ phận sản xuất trong các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
– Các bộ phận đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng tại các trung tâm, viện hoặc cơ sở sản xuất;
– Các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà thuốc, trung tâm thử nghiệm lâm sàng;
– Vị trí kinh doanh trong các doanh nghiệp dược;
– Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường để điều trị một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.
– Tư vấn cho bác sĩ chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
– Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
– Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và nghiên cứu một số dạng thuốc mới, chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
– Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm, tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.
– Tham gia thành lập và điều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực Dược.
– Danh sách các đơn vị tuyển dụng Sinh viên Trường đại học Võ Trường Toản tốt nghiệp ngành Dược học: File đính kèm
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH
Mức lương hiện nay của Dược sĩ sau khi tốt nghiệp sẽ tùy thuộc vào bậc hạng dược sĩ và một số yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực,… Mức lương mang tính chất tham khảo chẳng hạn:
– Dược sĩ mới ra trường: 05 – 08 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ có kinh nghiệm từ 18 tháng trở lên: 9 – 12 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ đã có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên: 15 – 20 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 30 triệu/tháng.
Những tố chất phù hợp
với ngành Dược học
Theo đuổi ngành Dược học, bạn cần có hoặc phù hợp với các tố chất:
1. Bạn có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học.
2. Bạn có tính trung thực, nhân hậu và ý thức được đạo đức trong ngành y tế.
3. Bạn cẩn thận, chính xác, chi tiết, cầu toàn và kiên nhẫn trong công việc.
4. Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt và thích nghi nhanh chóng với các thay đổi và áp lực công việc.
5. Bạn có tác phong nhanh gọn, chuẩn mực, thực hiện các công việc đến khi hoàn thành.
6. Bạn sẵn sàng học tập trong 05 năm và liên tục học tập suốt đời để cập nhật thêm các kiến thức mới.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
Trường Đại học Võ Trường Toản xét tuyển ngành Dược học theo 5 phương thức:
– Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT Quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT quốc gia) thuộc cùng một tổ hợp, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có).
– Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
– Phương thức 3 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT/điểm học bạ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, 3 môn xét tuyển thí sinh được đăng ký chọn một (hoặc hai) môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với hai (hoặc một) môn còn lại sử dụng kết quả học tập cấp THPT (điểm học bạ)** để xét tuyển.
– Phương thức 4 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, thí sinh được đăng ký chọn hai môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển.
– Phương thức 5 (xét tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh): Thực hiện theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý:
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản phải đạt các tiêu chí đủ điều kiện chuẩn đầu ra gồm:
KIẾN THỨC
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết sâu, rộng và kiến thức thực tế vững chắc về các chuyên ngành cung ứng thuốc, bào chế sản xuất thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý;
– Áp dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, hệ thống pháp luật và pháp luật khác liên quan đến chuyên ngành;
– Áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, y dược học cơ sở và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải thích các nội dung liên quan chuyên ngành Dược;
– Áp dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân và các quy trình làm việc liên quan đến các hoạt động chuyên môn Dược.
KỸ NĂNG
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
– Sử dụng được tối thiểu 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn, yêu cầu thỏa 01 trong các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Nhà trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Anh văn do Nhà trường tổ chức trong chương trình đào tạo.
NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ TỰ CHỦ
VÀ TRÁCH NHIỆM
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.