Y khoa là gì?
Ngành Y khoa là ngành học đào tạo bác sĩ đa khoa, tập trung vào kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn dự phòng các bệnh lý phổ biến tại bệnh viện và cộng đồng, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Đây là ngành học mũi nhọn của Nhà trường, nơi hội tụ đội ngũ giảng viên là các y, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm.
Năm 2011, Trường Đại học Võ Trường Toản (VTTU) vinh dự là trường đại học ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ngành Y khoa trình độ đại học.
Năm 2017, chuyên trang uy tín WDOMs (World Directory of Medical Schools) đã cập nhật Trường Đại học Võ Trường Toản vào danh sách các trường đại học đào tạo y khoa được công nhận trên thế giới.
Thời gian đào tạo: 6 năm
Văn bằng: Bác sĩ Y khoa.
1. Thầy thuốc Nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ TRƯƠNG VĂN VIỆT
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Võ Trường Toản;
Trưởng Khoa Y Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy.
2. Bác sĩ Chuyên khoa II NGUYỄN VĂN ÚT
Giám đốc Điều hành Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản;
Phó Trưởng Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang.
3. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ TRẦN THỊ TRUNG CHIẾN
Bộ môn Y tế công cộng, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế.
4. Thầy thuốc Nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ VŨ THỊ NHUNG
Bộ môn Sản, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Chủ tịch Hội Phụ sản TP.HCM;
Tổng Biên tập Báo Thời sự Y học TP.HCM;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM.
5. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ PHẠM THỌ TUẤN ANH
Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực TP. HCM;
Thành viên Hội đồng Biên tập Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam;
Nguyên Trưởng Khoa Hồi sức Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy;
Nguyên Trưởng Bộ môn Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trường Đại học Y Dược TP.HCM.
6. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ PHẠM NGỌC HOA
Bộ môn Liên chuyên khoa hệ Ngoại, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy;
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Dược TP. HCM;
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
7. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ PHAN THỊ DANH
Bộ môn Y học cơ sở, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Trưởng Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy;
Nguyên Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh, Campuchia.
8. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ CAO PHI PHONG
Bộ môn Nội, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Giảng viên cao cấp Bộ môn Thần Kinh – Trường Đại học Y Dược TP.HCM.
9. Tiến sĩ, Bác sĩ LỤC THỊ VÂN BÍCH
Bộ môn Y học cơ sở, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Trưởng Bộ môn Vi sinh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
10. Tiến sĩ, Bác sĩ LƯƠNG ĐÌNH LÂM
Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Trưởng Khoa Chấn thương, Bệnh viện Chợ Rẫy.
11. Tiến sĩ, Bác sĩ PHÙNG TẤN CƯỜNG
Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu thực nghiệm, Khoa Y học cơ sở, Viện Tai Mũi Họng Trung ương;
Nguyên Phó Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Việt Nam – Thụy Điển;
Nguyên Trưởng hệ Ngoại, Bệnh viện Chợ Rẫy.
12. Bác sĩ Chuyên khoa II HUỲNH THỊ NGỌC MAI
Bộ môn Sản, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Phó Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
13. Bác sĩ Chuyên khoa II NGUYỄN THANH TÙNG
Bộ môn Y tế công cộng, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh.
14. Bác sĩ Chuyên khoa II NGUYỄN VĂN NÀNH
Bộ môn Y tế công cộng, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ;
Nguyên Chi cục Trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thành phố Cần Thơ.
15. Bác sĩ Chuyên khoa II NGUYỄN XUÂN KHÔI
Bộ môn Nội, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần và Da liễu tỉnh Hậu Giang.
16. Bác sĩ Chuyên khoa II TRẦN THỊ LÀI
Bộ môn Y tế công cộng, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Hậu Giang;
Nguyên Chi cục Trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hậu Giang.
17. Bác sĩ Chuyên khoa II HỒ VĂN BÌNH
Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Châu Thành – Hậu Giang.
18. Tiến sĩ , Bác sĩ LÊ ĐỨC THẮNG
Bộ môn Nội, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất;
Nguyên Ủy viên Hội đồng chuyên môn Miền Nam – Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương.
19. Bác sĩ Chuyên khoa II TRẦN VĂN KẾT
Bộ môn Liên chuyên khoa hệ Ngoại, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Cần Thơ;
Nguyên Trưởng Khoa Nhãn Nhi, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Cần Thơ.
20. Bác sĩ Chuyên khoa II NGUYỄN THANH DÂN
Bộ môn Y tế công cộng, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Trần Văn Thời;
Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau.
21. Bác sĩ Chuyên khoa II ĐẶNG XUÂN LỘC
Bộ môn Liên chuyên khoa hệ Ngoại, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viên Quân Y.
22. Bác sĩ Chuyên khoa II LƯƠNG TRÁC NHÀN
Bộ môn Nội, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 121.
23. Bác sĩ Chuyên khoa II PHAN THANH TÒNG
Bộ môn Nội, Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản;
Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ;
Chủ tịch Hội Y học thành phố Cần Thơ;
Cùng các giảng viên khác là Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II, Bác sĩ Chuyên khoa I với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và sư phạm y học phụ trách các bộ môn theo chương trình đào tạo.
MỤC TIÊU CHUNG
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học ngành Y khoa là những người có sức khỏe, phẩm chất chính trị và y đức; có năng lực vận dụng những kiến thức và kỹ năng y khoa để giải quyết các vấn đề sức khỏe thường gặp tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng một cách an toàn, hiệu quả, phù hợp với những điều kiện làm việc khác nhau; có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học để nâng cao trình độ và phục vụ nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
* Kiến thức
Vận dụng kiến thức lý thuyết toàn diện và kiến thức thực tế vững chắc để xác định, đề xuất, tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe thường gặp tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng.
* Kỹ năng
– Thực hiện thành thạo những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong thực hành chăm sóc y khoa ở những điều kiện làm việc khác nhau một cách an toàn và hiệu quả.
– Thể hiện được kỹ năng giao tiếp – cộng tác – làm việc hiệu quả trong môi trường y tế và hoạt động xã hội.
* Thái độ và năng lực
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học và tự học.
– Thể hiện được năng lực hành nghề khám, chữa bệnh trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật và các chuẩn mực về y đức trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Thời gian và
Chương trình đào tạo
Tham khảo khung chương trình đào tạo: Tại đây
Chương trình đào tạo có những điểm nổi bật và khác biệt:
– Chương trình được xây dựng theo C.D.I.O (Conceive – Design – Implement – Operate), có khởi nguồn từ Viện công nghệ MIT của Mỹ, được hiểu là hình thành ý tưởng – thiết kế ý tưởng – thực hiện – vận hành.
– Chương trình đào tạo dựa trên cơ sở Chương trình đào tạo Đại học ngành Y của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chuẩn năng lực Bác sĩ đa khoa đã được Bộ Y tế Việt Nam ban hành số 1854/QĐ–BYT ban hành ngày 18/05/2015, so sánh với chương trình đào tạo của các trường Đại học Y khoa trong và ngoài nước (Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học Harvard (Mỹ), Trường Đại học Stanford (Mỹ), Trường Đại học Y quốc gia Úc (Úc), Trường Đại học Sydney (Úc), Trường Đại học Melbourne (Úc),...)
– Ngoài kiến thức chuyên môn sinh viên được rèn luyện và đào tạo giỏi về ngoại ngữ (chuẩn đầu ra với IELTS 5.0), Anh văn chuyên ngành, kỹ năng mềm, công nghệ thông tin và thái độ y đức.
– Chương trình đào tạo được xây dựng gồm:
+ Kiến thức giáo dục đại cương và khoa học cơ bản: đào tạo kiến thức chung và kiến thức cơ sở khối ngành.
+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: kiến thức cơ sở ngành, kiến thức cốt lõi ngành, tốt nghiệp, bổ trợ và nghiên cứu khoa học.
– Sinh viên được tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ những năm học đầu khóa (sau khi được trang bị kiến thức y học cơ sở), sinh viên được rèn luyện năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát triển bản thân.
– Sinh viên được thực hành lâm sàn với hơn 20 bệnh viện liên kết với Trường Đại học Võ Trường Toản với 3 khu vực:
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh:
+ Tại thành phố Cần Thơ:
+ Tại tỉnh Hậu Giang:
Trường Đại học Võ Trường Toản đầu tư nghiêm túc, quy mô và đồng bộ về cơ sở vật chất giúp sinh viên học ngành Y khoa có những trải nghiệm học tập từ lý thuyết cơ sở ngành đến thực hành thực tế.
Hệ thống giảng đường lý thuyết, nơi sinh viên theo học các môn thuộc khối ngành kiến thức y học cơ sở, được trang bị 100% màn hình led, hệ thống âm thanh hiện đại đáp ứng nhu cầu nghe nhìn cho người học, đồng thời trong mỗi phòng học được trang bị máy lạnh giúp sinh viên có môi trường học tập tốt nhất.
Tại Khoa Y – Trường Đại học Võ Trường Toản, hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành thiết kế dành riêng cho khối ngành khoa học sức khỏe được bố trí khoa học, cùng với việc trang bị đầy đủ thiết bị, mô hình, dụng cụ thực tập hiện đại từ các nguồn cung cấp uy tín trong và ngoài nước hỗ trợ sinh viên tối đa trong việc thực hành kiến thức y học cơ sở và y học lâm sàng, góp phần tạo nên một cơ sở thực hành chuyên khoa chuyên nghiệp và hiệu quả cao.
Sinh viên đang học tại các phòng Lab do các Giảng viên Trung tâm thực hành Y Dược hướng dẫn
Hệ thống phòng thực hành đáp ứng đào tạo các học phần Khoa học cơ bản, Y học cơ sở bao gồm các phòng: Phòng thực hành Hoá vô cơ, Lý sinh, Y sinh phân tử và di truyền, Giải phẫu, Sinh lý học, hoá sinh, Sinh lý bệnh, Miễn dịch, Mô phôi, Giải phẫu bệnh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Điều dưỡng.
Trường Đại học Võ Trường Toản cũng là đơn vị thứ 3 tại khu vực phía Nam (sau Trường Đại học Y Dược TP.HCM và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ) được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Y khoa trình độ đại học hệ chính quy kể từ năm học 2012 – 2013.
Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản khi đi vào hoạt động, kèm theo là nơi thực hành lâm sàng cho các sinh viên với các chuyên khoa lâm sàng điều trị.
Ngoài Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản, sinh viên ngành Y khoa còn được thực hành lâm sàng tại hơn 20 bệnh viện liên kết với Trường Đại học Võ Trường Toản với 3 khu vực:
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Tại Thành phố Cần Thơ:
+ Tại Tỉnh Hậu Giang:
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Ngành Y khoa là ngành nghề có thu nhập cao và có khả năng thăng tiến trong xã hội. Bởi thế nên có câu “Nhất Y nhì Dược”, nếu biết cách tích luỹ kiến thức, người theo đuổi ngành Y sẽ không phải băn khoăn về cơ hội tìm việc làm. Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như:
– Bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân.
– Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật.
– Trợ giúp bác sĩ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế.
– Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương.
– Giảng dạy trong các trường cao đẳng và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo, trợ giảng trong các trường đại học đào tạo ngành Y – Dược.
– Chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y dược, y sinh, công nghệ y dược,…
– Chuyên viên các cơ quan quản lý y tế.
– Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
– Làm việc tại các bệnh viện từ tuyến quận, huyện đến Trung ương.
– Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
– Tham gia vào công tác cứu chữa bệnh, thăm khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện.
– Mở phòng khám đa khoa riêng.
– Danh sách các đơn vị tuyển dụng sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa: File đính kèm
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH
Mức lương hiện nay của Bác sĩ Y khoa sau khi tốt nghiệp sẽ tuỳ thuộc vào bậc hạng Bác sĩ và một số yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực,… Mức lương trung bình từ 8 – 15 triệu đồng/tháng khi vừa ra trường, theo thời gian tích lũy kinh nghiệm thì mức lương tăng mạnh trung bình đạt từ 25 – 30 triệu đồng/tháng.
Những tố chất phù hợp
với ngành Y khoa
Theo đuổi ngành Y khoa, bạn cần có hoặc phù hợp với các tố chất:
1. Bạn có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hoá học và sinh học.
2. Bạn có tính trung thực, nhân hậu, yêu thương mọi người xung quanh và ý thức được đạo đức trong ngành y tế.
3. Bạn trung thực, cẩn thận, chính xác, chi tiết, cầu toàn và kiên nhẫn trong công việc, không vụ lợi cá nhân.
4. Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt và thích nghi nhanh chóng với các thay đổi và áp lực công việc.
5. Bạn có tác phong nhanh gọn, chuẩn mực, thực hiện các công việc đến khi hoàn thành.
6. Bạn sẵn sàng học tập trong 06 năm và liên tục học tập suốt đời để cập nhật thêm các kiến thức mới.
7. Bạn can đảm, không sợ máu hoặc các tình huống phát sinh máu, dịch gây sợ hãi người nhìn.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
Trường Đại học Võ Trường Toản xét tuyển ngành Y khoa theo 5 phương thức:
– Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT Quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT quốc gia) thuộc cùng một tổ hợp, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có).
– Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
– Phương thức 3 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT/điểm học bạ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, 3 môn xét tuyển thí sinh được đăng ký chọn một (hoặc hai) môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với hai (hoặc một) môn còn lại sử dụng kết quá học tập cấp THPT (điểm học bạ)** để xét tuyển.
– Phương thức 4 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, thí sinh được đăng ký chọn hai môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển.
– Phương thức 5 (xét tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh): Thực hiện theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý:
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản phải đạt các tiêu chí đủ điều kiện chuẩn đầu ra gồm:
KIẾN THỨC
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết sâu, rộng và kiến thức thực tế vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y học lâm sàng, y học dựa trên chứng cứ, y tế cộng đồng, y học cổ truyền trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý thường gặp;
– Sử dụng được kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc (có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra tin học do Nhà trường tổ chức);
– Ứng dụng được kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát trong hoạt động chuyên môn.
KỸ NĂNG
– Thực hiện thành thạo các kỹ năng y khoa trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý thường gặp.
– Xử trí được các trường hợp cấp cứu thông thường phù hợp với điều kiện thực tế, an toàn và hiệu quả.
– Xác định được kế hoạch phát triển cá nhân và nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế.
– Tham gia hội chẩn và thực hiện theo quyết định hội chẩn trong phạm vi chuyên môn được cho phép.
– Thể hiện được kỹ năng giao tiếp, tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe để đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh và phòng ngừa bệnh tật cho cộng đồng.
– Sử dụng được tối thiểu 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn, yêu cầu thỏa 01 trong các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Nhà trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Anh văn do Nhà trường tổ chức trong chương trình đào tạo.
NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ TỰ CHỦ
VÀ TRÁCH NHIỆM
– Hình thành được năng lực tự học và nghiên cứu khoa học trong Y khoa.
– Thực hành nghề y phù hợp với bối cảnh văn hóa xã hội, điều kiện thực tế, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy định của pháp luật.
– Tham gia lập kế hoạch, tổ chức triển khai, thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện và hợp lý cho người bệnh.