Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh. Bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám sát hoạt động kinh doanh. Những lĩnh vực có liên quan tới môn học quản trị kinh doanh như: Kế toán, tiếp thị và tài chính.
Ngành Quản trị kinh doanh
học gì?
Cơ hội việc làm quản trị kinh doanh cao: sự đa dạng của ngành học mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Phát triển kỹ năng toàn diện: bên cạnh chương trình học cung cấp các kiến thức chuyên sâu, các chương trình thực tập trải nghiệm sẽ nâng cao các kỹ năng như giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề và nhiều kỹ năng mềm khác. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển các kỹ năng tại doanh nghiệp, người học còn có thể bắt đầu việc kinh doanh riêng. Mức độ thăng tiến cao vì đây là ngành học năng động, phù hợp với môi trường cạnh tranh, do đó khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và có chiến lược phù hợp thì người học có thể đạt được các vị trí cao trong công ty.
Quốc tế hóa bằng cấp và ngành nghề: không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới số trường đào tạo về ngành Quản trị kinh doanh cũng tăng đáng kể. Thế nên, nếu có nguyện vọng vươn xa hơn thì đây là một cơ hội lớn để bạn có thể tiếp tục học tập hoặc làm việc tại các nước trên thế giới thông qua các chương trình liên kết đào tạo.
MỤC TIÊU CHUNG
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học ngành Quản trị kinh doanh là những người có phẩm chất chính trị và đạo đức; có năng lực vận dụng những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội cũng như kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh vào thực tiễn một cách hiệu quả, phù hợp với những điều kiện làm việc khác nhau; có khả năng làm việc dưới cường độ cao, nghiên cứu khoa học và tự học để nâng cao trình độ cũng như có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và cho người khác trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
* Kiến thức
Vận dụng kiến thức lý thuyết toàn diện và kiến thức thực tế vững chắc để xác định, đề xuất, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản trị kinh doanh với những điều kiện làm việc khác nhau.
* Kỹ năng
– Thực hiện thành thạo những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong công tác ở những điều kiện làm việc khác nhau;
– Thể hiện được kỹ năng giao tiếp – cộng tác – làm việc hiệu quả.
* Thái độ và năng lực
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học và tự học;
– Thể hiện được khả năng làm việc dưới cường độ cao và năng lực hành nghề chuyên nghiệp trên cơ sở tuân thủ những quy định pháp lý và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện công tác các lĩnh vực của quản trị kinh doanh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Thời gian và
Chương trình đào tạo
Tham khảo khung chương trình đào tạo: Tại đây
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau trong các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Với những kiến thức đã được học tại trường, sinh viên có thể chọn những vị trí công việc phù hợp với điểm mạnh và sở thích của bản thân như:
– Chuyên viên Quản lý kinh doanh – Quản lý truyền thông – Quan hệ công chúng – Quản trị nhân sự;
– Phát triển văn hóa – nhân sự (Learning & Development);
– Phân tích, quản lý tài chính – kế toán;
– Chuyên gia pháp lý;
– Quản lý doanh nghiệp;
– Chuyên viên quan hệ khách hàng;
– Tư vấn quản trị thương mại;
– Chuyên viên kinh doanh;
– Chuyên viên marketing số;
– Chuyên viên quản trị và phát triển SEO;
– Hướng dẫn viên du lịch;
– Quản trị nhà hàng khách sạn;
– Chuyên viên chăm sóc khách hàng;
– Chuyên viên tư vấn, phân tích tài chính;
– Phụ trách công tác giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing, du lịch, tài chính,… tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm đào tạo trong và ngoài nước.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH
Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, mức lương dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng.
Những tố chất phù hợp
với ngành Quản trị kinh doanh
Theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần có các tố chất:
1. Bạn đam mê kinh doanh hoặc đam mê lãnh đạo;
2. Bạn là người năng động, tự tin và quyết đoán;
3. Bạn có tư duy logic, nhạy bén, thích giao tiếp với nhiều người, có khả năng thuyết phục người khác;
4. Bạn chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh;
5. Bạn quan tâm đến những biến động của nền kinh tế.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
Trường Đại học Võ Trường Toản xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh theo 2 phương thức:
– Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có điểm xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Võ Trường Toản quy định.
– Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Điểm xét tuyển từ 18,0 điểm trở lên (tổng điểm 03 môn trong tổ hợp xét tuyển sau khi đã cộng các điểm ưu tiên).
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản phải đạt các tiêu chí đủ điều kiện chuẩn đầu ra gồm:
KIẾN THỨC
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết sâu, rộng và kiến thức thực tế vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, kinh tế học cũng như kiến thức chuyên sâu về kinh doanh và quản lý;
– Xác định được những quy định pháp lý và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần tuân thủ trong kinh doanh và quản lý;
– Sử dụng được kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc (có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra tin học do Nhà trường tổ chức);
– Ứng dụng được kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành để tham gia các hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực của quản trị kinh doanh tại đơn vị làm việc và cộng đồng.
KỸ NĂNG
– Thực hiện thành thạo quy trình tổ chức, thiết kế, điều hành và thực hiện công tác liên quan đến các lĩnh vực của quản trị kinh doanh tại các đơn vị làm việc một cách hiệu quả, khai thác được cơ hội và thách thức để áp dụng phù hợp với những điều kiện thực tế;
– Có thể dẫn dắt, khởi nghiệp để tạo việc làm cho bản thân và cho người khác;
– Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế ở những điều kiện làm việc khác nhau một cách hiệu quả;
– Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
– Thể hiện được kỹ năng giao tiếp và phối hợp hiệu quả với các bên liên quan trong quá trình thực hiện công tác trong các lĩnh vực của quản trị kinh doanh;
– Sử dụng được tối thiểu 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn, yêu cầu thỏa 01 trong các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Nhà trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Anh văn do Nhà Trường tổ chức trong chương trình đào tạo.
NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ TỰ CHỦ
VÀ TRÁCH NHIỆM
– Hình thành được năng lực tự học;
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm khi tham gia các hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực của quản trị kinh doanh;
– Thể hiện được khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.